Suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch được điều trị khỏi nhờ thuốc Nam

Ngày đăng: 25-06-2016

1,260 lượt xem

Nữ bệnh nhân khỏi hẳn suy giãn tĩnh mạch chỉ nhờ thuốc Nam

Dược sĩ Nguyễn Đức  Châu (Aftercare Group)

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh có khá nhiều người mắc phải. Tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch ở người trưởng thành trên 30 tuổi là 25-33% ở nữ và 10-20% ở nam. Biểu hiện ban đầu chỉ là những mạch máu nổi ngoằn ngoèo ở chi dưới, nếu không được chữa trị, chi dưới sẽ xuất hiện những vết loét khó lành. Nguy hiểm hơn, những cục máu đông hình thành trong mạch có thể trôi về động mạch phổi gây thuyên tắc, tử vong.

Nhân vật chính mà chúng tôi muốn nêu trong bài viết này là chị Nguyễn Thị Thanh Huệ - ngụ tại 766/38 đường Lạc Long Quân, phường 9, quận Tân Bình, TP.HCM. Chị mắc căn bệnh suy tĩnh mạch-bệnh nan y, và được chữa khỏi nhờ thuốc nam, sau nhiều năm vô vọng với tây y.

Năm nay 36 tuổi, chị Huệ đã có gia đình và 2 con gái, 1 bé sinh năm 2003, 1 bé sinh năm 2006. Chị làm việc cho công ty Vĩ Thành chuyên cho thuê xe. Còn anh Lương – chồng chị, làm tài xế tại công ty này.

Sau lần sinh thứ nhì, được khoảng hơn 1 năm, chị Huệ thường xuyên cảm thấy chân tay nặng nề. Lúc đầu có những dấu hiệu sưng phù nhẹ ở chân, rồi đến các hiện tượng tím tái ở các đầu ngón chân, đầu ngón tay, và kèm theo có đau nhức. Chị cũng chưa biết mình bị bệnh gì, chỉ thấy chân tay tím tái, đau nhức thì kêu chồng dùng dầu nóng xoa bóp cho tan máu bầm và giúp đỡ đau. Các triệu chứng cũng có giảm bớt một chút, nhưng chỉ vài ngày sau, các triệu chứng cũ lại xuất hiện và lại phải xoa bóp dầu nóng khắp các chân tay thì chị mới thấy đỡ. Tình trạng cứ lặp đi lặp lại với tần suất ngày càng gần nhau hơn. Những lúc sau này, mỗi ngày phải xoa bóp đến 2-3 lần. Chị rất lo vì không biết mình bị bệnh gì.

Tình cờ có một dịp chúng tôi đi công việc, gặp anh Lương. Anh cho biết, vợ anh đã bị như vậy khoảng 3 năm qua. Tình trạng ngày càng nặng hơn, thường xuyên bị tím tái các đầu chi, sưng phù, và đau nhức. Anh cũng đã đưa chị đi khám bệnh nhiều lần, mua thuốc về uống nhưng không thấy đỡ, anh rất lo và chưa biết làm thế nào để chữa bệnh cho vợ. Anh nói thêm rằng anh nghi vợ anh bị bệnh gout nên mới hay đau nhức tay chân như vậy!

Nghe kể qua, chúng tôi nhận định nếu là gout thì các khớp sẽ bị viêm, sưng và đau nhiều hơn. Đằng này tay chân bị sưng phù, tím tái các đầu chi, không có dấu hiệu gì bất thường từ các khớp hết. Nên chúng tôi nghiêng về hướng chẩn đoán của bệnh suy hệ thống van tĩnh mạch một chiều. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, làm cho máu tĩnh mạch bị ứ trệ, không lưu thông trao đổi chất được. Gây tím tái, sưng phù, ách tắc cả khu vực mô phía dưới, dẫn đến không đủ dưỡng chất và oxy nuôi mô, các phần mô tại đó sẽ chết dần, gây ngứa, rát, lở loét và hoại tử. Nếu nguy hiểm tính mạng thì cần phải cắt bỏ phần chi đó. Vấn đề trở nên khó khăn hơn khi vết loét bị bội nhiễm, các loại vi trùng xâm nhập mà không bị một cản trở nào, kể cả thuốc kháng sinh đường uống và đường tiêm truyền cũng không đến được các vị trí này, vì hệ tĩnh mạch đã ách tắc toàn bộ. Bệnh nhân sẽ thấy rất khó chịu, nặng nề, viêm sưng, đau ngứa dữ dội, đặc biệt tinh thần người bệnh gần như vô vọng hoảng loạn khi nhìn thấy chân tay mình cứ thối rữa dần và chờ chết.

Bên cạnh hệ van tĩnh mạch, trong cơ thể chúng ta được bao phủ bởi hệ thống mạng tĩnh mạch, giữ vai trò rất quan trọng. Vấn đề là cả hai hệ này thường hay bị suy yếu cùng lúc, làm ảnh hưởng lưu chuyển máu khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là vùng hai chân. Tĩnh mạch có nhiệm vụ luân chuyển trao đổi Oxy và dinh dưỡng nuôi cơ thể. Nếu hệ tĩnh mạch bị suy yếu, phình giãn, giảm trương lực, giảm tính đàn hồi, không làm tốt nhiệm vụ vận chuyển máu, sẽ gây nguy hại tại các mô đích. Do mô bị thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy, lâu ngày dẫn đến chết mô, hoại tử…

Bệnh suy tĩnh mạch chia làm 7 cấp độ, bắt đầu là các suy - giãn mạch máu nhỏ dưới 1mm. Mạng tĩnh mạch nông bệnh nhân thấy lộ lên từng mảng mạch máu với màu xanh – đen sậm đó là các tĩnh mạch đã bị suy - giãn, máu đã xử dụng hết oxy nên có màu sẫm. Càng về sau, bệnh suy tĩnh mạch càng nặng hơn và để lại các hậu quả nặng nề, khó điều trị, chi phí rất tốn kém. Các kỹ thuật  Y học hiện đại chỉ có thể can thiệp những điểm nguy hại của tĩnh mạch, không thể làm phục hồi lại toàn bộ hệ van, hệ tĩnh mạch đã phình giãn suy yếu của cơ thể.

Tuy nhiên dưới góc nhìn của Đông y thì khác, đã có những bài thuốc có thể làm phục hồi nhanh chóng hệ tĩnh mạch đã suy giãn. Chúng tôi gặp chị Huệ, xem xét kỹ, đúng là các đầu ngón chân, đầu ngón tay đang bị tím đen, có dấu hiệu máu tĩnh mạch không được hồi lưu. Các tĩnh mạch nông cũng có dấu hiệu giãn. Đây là tình trạng của bệnh suy tĩnh mạch, cộng với phù ở chân, tím tái tất cả các đầu chi như vậy, chúng tôi khẳng định hệ van tĩnh mạch một chiều của chị đã bị suy và giãn, dẫn đến van bị hở, không làm được nhiệm vụ ngăn máu tĩnh mạch đổ ngược xuống, nên máu ứ đọng lại phía dưới, các phần chi bị tím tái sưng phù và đau.

Với bệnh tình của chị Huệ, chúng tôi đề nghị sử dụng một loại thuốc cổ truyền có tác dụng phục hồi hệ tĩnh mạch và van tĩnh mạch. Bởi trước đó chị đã dùng nhiều thuốc tây mà không có tác dụng. Trong vòng 1 tháng dùng thuốc của chúng tôi, chị đã đáp ứng rất tốt, số lần tím tái phải xoa bóp giảm thưa dần. Sau 6 tháng điều trị, các tình trạng tím tái sưng phù hoàn toàn hết hẳn. Tính đến nay đã hơn 3 năm chưa thấy tái phát.

Hiện nay, hằng ngày chúng tôi cũng đang điều trị cho nhiều bệnh nhân suy tĩnh mạch tìm đến từ các nơi. Đa phần những người trẻ hay bị suy van tĩnh mạch sâu, như trường hợp của chị Khanh ở Daklak – 35 tuổi, do áp lực công việc chị phải đứng nhiều nên dẫn đến bị bệnh. Hoặc cũng có những người rất cao tuổi như bác Mừng ở Gia Lai – 80 tuổi, bác bị cả hai vấn đề của tĩnh mạch nhiều năm qua, gây khó khăn cho bác trong sinh hoạt hằng ngày. Trường hợp của anh Minh ở Cần Thơ, anh bị suy giãn tĩnh mạch biểu hiện toàn thân, vừa bị trĩ độ 2, vừa bị tê chân từ trên hông đùi trở xuống giống như thần kinh tọa, lại mất ngủ nhiều, anh cũng đã được điều trị dứt điểm sau 6 tháng.

Về phương thuốc cổ truyền này, là một bài thuốc sắc, các loại được liệu được cân nhắc gia giảm cho phù hợp với từng cơ địa bệnh nhân. Mỗi người như một bức tranh nghệ thuật, thầy thuốc phải ghi chép, lắng nghe, điều chỉnh theo từng giai đoạn bệnh. Bài thuốc gồm có: Hoàng Kỳ, Đang Quy, Xích Thược, Xuyên Khung, Đào Nhân, Hồng Hoa, và một số thành phần khác.

Bệnh suy van tĩnh mạch diễn tiến âm thầm, nhưng hậu quả khá nặng nề. Nếu phát hiện nên điều trị sớm, sẽ tránh di chứng về sau khó lường. Nên thường xuyên vận động thể dục nhẹ nhàng để tăng luân chuyển trao đổi máu. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Phải thay đổi tư thế thường xuyên, nên đi lại đôi chút giữa các giờ làm việc. Nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn những chất có tính bảo vệ và làm dai bền thành mạch, như các loại xơ của quả cam bưởi quýt. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn bằng những vận động đơn giản hằng ngày.

Cách phòng ngừa bệnh suy tĩnh mạch:

1.      Năng vận động nhẹ nhàng thường xuyên, như đi bộ đều vào sáng sớm hoặc chiều tối, tập các môn thể thao nhẹ như khiêu vũ, dưỡng sinh, bơi lội.

2.      Không nên chơi các môn thể thao tốc độ, nặng nhọc như tập tạ, cầu lông, tennis, tránh các động tác phải gập bụng nhiều gây áp lực lên hệ tĩnh mạch.

3.      Giữ vóc dáng vừa phải, không để tăng cân nhiều, thừa cân cũng gây áp lực lên hệ tĩnh mạch chân.

4.      Ngủ ban đêm nên kê gối dưới chân, giúp tĩnh mạch giảm áp lực là lưu chuyển máu dễ dàng.

5.      Thay đổi tư thế thường xuyên khi làm việc, đặc biệt là đôi chân, ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi, ngồi lâu nên xoay tròn bàn chân trên gót qua lại, có lúc nhón, có lúc co duỗi 2 chân xen kẽ, hoặc nhịp chân đều đặn.

6.      Tránh mang vác vật nặng, tránh gồng gắng sức lâu, tránh rặn lâu khi đại tiện, tất cả những việc này sẽ gây áp lực lên hệ tĩnh mạch vốn đã giãn và suy yếu.

7.      Không phơi nắng nóng nhiều, tránh các môi trường nóng bức lâu, như làm việc trong các lò hơi, phơi nắng bãi biển lúc nắng gắt lâu…sẽ gây giãn thêm các tĩnh mạch của bạn.

8.      Sau khi tắm nước nóng xong nên xối lại hai chân bằng nước lạnh, để các tĩnh mạch chân kịp trở lại bình thường.

9.      Nên mang vớ y khoa khi đã bị suy tĩnh mạch, mang các loại vớ y khoa đúng chuẩn giúp bảo vệ tĩnh mạch chân, nên mang giày mềm gót thấp khi đi lại, nên đi đứng tự nhiên, không vội vàng vấp ngã, không mặc quần áo quá chật cũng làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch.

10.  Nên điều trị các bệnh (nếu có) như tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm trùng, các bệnh về thần kinh, mất ngủ, lo âu, stress, và các loại ký sinh trùng…

Người bị bệnh suy tĩnh mạch nên ăn uống đúng mức:

1.      Ăn đủ chất xơ trong khẩu phần hằng ngày, ăn nhiều rau xanh.

2.      Tránh ăn những thức ăn dễ gây táo bón, uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

3.      Kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất hay dị ứng, chất kích thích, cay, nóng.

4.      Nên ăn thực phẩm giàu flavonoid, C, rutin có ở các loại trái cây tươi, như cam bưởi quýt, hoa hòe.

5.      Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, như các loại nước ngọt đóng chai, các loại thực phẩm gây tăng cân nhanh.

Chúc bạn luôn có một cuộc sống tươi đẹp


ĐÔNG Y THẢO DƯỢC VIỆT NAM 

Địa chỉ: 66/1Y, Mỹ Hòa 3, Tân Xuân, Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0918.533.477 - 0898986783
Email: dsducchau@gmail.com

Website: dongythaoduocvietnam.com

Fb: https://www.facebook.com/Dsducchau/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha