TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BẰNG THUỐC TRONG VƯỜN NHÀ

TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BẰNG THUỐC TRONG VƯỜN NHÀ

Ngày đăng: 22-09-2017

799 lượt xem

TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BẰNG THUỐC TRONG VƯỜN NHÀ.
Ds. Nguyễn Đức Châu

Bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay rất phổ biến, ngày càng có nhiều người mắc phải và lan rộng đến giới trẻ. Bệnh khó chữa dứt, làm sưng, nóng, đỏ, đau nhức các khớp, gây khó khăn trong vận động, ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống người bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh viêm khớp dạng thấp còn ẩn chứa nguy cơ gây bệnh phổi, xơ phổi, tràn dịch màng phổi, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong. Dân gian ta có câu: “Viêm khớp sẽ đớp đến tim” là vậy.

Có nhiều loại viêm khớp, trong đó viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố “thấp” là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Y học hiện đại cũng chỉ ra yếu tố “thấp” đó là một nhóm Globulin miễn dịch được tìm thấy trong dịch khớp của bệnh nhân, chúng ngưng kết với Globulin IgG tạo nên các yếu tố “thấp”. Sau đó là một loạt các “phản vệ” của cơ thể trước yếu tố “thấp”, như sự tập trung quá mức của các đại thực bào để “xử lý” các yếu tố này đã tạo ra quá trình viêm.

Bên cạnh đó vẫn phải kể đến một loạt các tác nhân cộng hưởng khác cũng góp phần gây nên viêm khớp như virut, vi khuẩn xâm nhập, môi trường ẩm thấp, lạnh, do chấn thương, tai nạn, do thuốc hay hóa chất…hoặc do di truyền. Tất cả các tác nhân bất lợi đó có thể cùng lúc hoặc đơn lẻ xuất hiện lần lượt mà gây ra bệnh viêm khớp cấp hay mạn tính. Nếu không điều trị sớm, các chất gây viêm sẽ làm bào mòn các thành phần cấu tạo khớp, gây thoái hóa, cứng khớp, dính khớp, dẫn đến hỏng khớp hoàn toàn gây mất chức năng vận động, tàn phế suốt đời.

Nhân tố “thấp” còn được thấy dưới dạng “nốt thấp” xuất hiện dưới da, ở khuỷu tay, mặt sau lưng, trên da đầu…hoặc xuất hiện ở phổi hoặc tim,.. gây nên nhiều tình trạng khó khăn hơn cho bệnh nhân. “Nốt thấp” có thể xuất hiện trên thành mạch máu, làm cho mạch máu bị viêm, hẹp lòng mạch, giảm chức năng dẫn truyền và tưới máu, gây ra các chứng tê, bì, đau nhức, nóng đỏ ở các khu vực ngoại biên và cuối chi.

Hằng năm nước ta có khoảng 70.000 người mới mắc bệnh viêm khớp dạng thấp từ 15 tuổi trở lên, trong đó 80% ở độ tuổi trung niên. Phụ nữ chiếm hầu hết trong số đó lên đến 87%. Viêm khớp dạng thấp chiếm 20% trong số những ca viêm khớp nhập viện, tỷ lệ này cao hơn nhiều với những trường hợp không nhập viện. Là căn bệnh gây nhiều lo lắng bởi tính dai dẳng khó điều trị, viêm khớp tái đi tái lại ngày càng nặng, tốn kém khá nhiều, chưa kể việc uống các thuốc kháng viêm lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Tây y xem viêm khớp dạng thấp như 1 bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi, việc điều trị chỉ mang tính tạm thời, không giải quyết được căn nguyên gốc rễ của bệnh.

Trong đông y, viêm khớp còn gọi là “chứng tý”. Chữ “tý” mô tả tình trạng sưng đau nhức cơ, xương khớp. Ngoài ra chữ “tý” còn nói lên sự bế tắc kinh mạch, tắc nghẽn lưu thông máu huyết. Khi điều kiện sống và làm việc bất lợi, như thường xuyên bị lạnh hoặc bị ướt (mưa), hoặc bị gió lạnh, hay nắng gắt liên tục, cộng với ăn uống dinh dưỡng kém sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân Phong – Hàn – Thấp đến xâm nhập cơ thể. Nếu vệ khí của cơ thể suy yếu, tuổi cao, sẵn khí huyết hư, Can – Thận hư suy, chính là lúc dễ “loạn tý” nhất, sẽ nhanh chóng xảy ra tình trạng đau nhức, sưng viêm, trong đó điển hình là viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp có thể chia ra làm hai cấp độ bệnh lý là cấp tính và mạn tính, trong đó đông y lại chia nhỏ ra thành 4 thể là: Phong tý, Hàn tý, Nhiệt tý, và Thấp tý.

Căn cứ trên từng thể bệnh và cơ địa của mỗi người mà đông y sẽ “cắt” thuốc phù hợp. Người thầy thuốc trong hoàn cảnh này ví như người họa sĩ, vẽ bức tranh cho từng bệnh nhân, tác phẩm có khi dài khi ngắn, có lúc nguệch ngoạc hay trìu tượng khó hiểu, nhưng không của ai giống của ai. Họ phải đặt cái tâm của mình vào nỗi đau của người bệnh để suy xét, cân nhắc. Vì vậy mà để đáp ứng một cách đại chúng nhiều dạng nhiều thể của bệnh rất khó có 1 bài thuốc chung cho tất cả. Tuy nhiên bạn có thể tự làm thầy thuốc cho mình qua những phương pháp đơn giản sau đây, trước khi cần đến sự hỗ trợ của thầy thuốc thực sự.

1/Phương pháp chườm khớp gối bằng lá lốt: dùng lá lốt già, đem hơ nóng trên lửa rồi chườm úp lên hai đầu gối, sức nóng từ trong lá lốt sẽ làm giản nở các mao mạch nhỏ nhất trong khớp, các tinh dầu lá lốt từ nơi nóng sẽ bị hút qua da vào trong khớp, sẽ giúp kích hoạt lưu thông tưới máu ở những vùng khó khăn này, giúp phục hồi các hư tổn của khớp như sụn bị bào mòn, thiếu chất nhờn. Bạn sẽ cảm thấy nhanh chóng giảm đau khớp mà không cần đến thuốc. Nếu làm liên tục nhiều ngày như vậy, bao hoạt dịch khớp sẽ được giảm viêm đáng kể, mức độ nhờn, trơn láng trong khớp giúp dễ hoạt động cũng được cải thiện, từ đó bệnh viêm khớp dạng thấp cũng bị đẩy lui. Bạn cũng có thể kết hợp với nấu nước lá lốt để uống hỗ trợ thêm từ bên trong. Mỗi ngày dùng 20-30g lá lốt tươi nấu sôi 10-15 phút để uống trong ngày. Phương pháp này đơn giản, bạn có thể làm tại nhà và bất cứ lúc nào bệnh trở lại, nhất là ở các vùng quê xa, thì phương pháp này rất tiện lợi và hiệu quả.

2/Phương pháp dùng ốc sên: Ốc sên hay còn gọi là ốc ma, là loài nhuyễn thể sống trên mặt đất, nó chuyên ăn lá cây, phát triển mạnh vào mùa mưa. Ốc sên đã được đông y sử dụng làm thuốc từ lâu, có tính hàn, thanh nhiệt, giải độc, bổ dưỡng, tiêu thũng, lợi tiểu, chống co thắt. Ốc sên có nhiều công dụng trị liệu như thấp khớp, tiêu khát (tiểu đường), phong nhiệt (sốt co giật), hầu tý (viêm họng, amidan), quai bị, trĩ sang (trĩ lở loét), mụn nhọt, thoát giang (sa trực tràng). Một số tài liệu cổ (như Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh) cũng có ghi lại kinh nghiệm sử dụng ốc sên để trị viêm khớp thể phong tý và nhiệt tý rất quý. Tuy nhiên ốc sên là loài sinh sống trên mặt đất, tiếp xúc nhiều với ký sinh trùng, cho nên ta cần lưu ý khi chế biến phải đảm bảo sạch và diệt hết ký sinh trùng, cũng như trứng, ấu trùng có thể còn bám lại.

Theo kinh nghiệm bản thân tôi đã dùng nhiều năm ốc sên để trị viêm khớp rất hiệu quả. Có 1 lần nọ, cách đây khoảng 10 năm, 1 vị đại tá quân đội công tác tại quân khu 9, ông N.Đ.T. điện thoại than phiền về chứng viêm khớp của ông. Vì nhiều năm chiến đấu ở chiến trường Campuchia kham khổ, ông bị chứng này đã lâu mà chưa có thuốc gì trị dứt được. Tình trạng viêm sưng đau nhức khớp thường xuyên rất khó khăn cho ông trong sinh hoạt. Chúng tôi khuyên ông dùng phương pháp ốc sên. Quan trọng của phương pháp này là cách chế biến sao cho hết ký sinh trùng. Vì loài này sống trên mặt đất nên nhiều ký sinh trùng bám vào. Chúng ta cần luộc ốc trước khoảng 10 phút, sau đó khều ra, bỏ vỏ, bỏ mày (nắp), bỏ phần đuôi, chỉ lấy phần thân đầu. Xong đem xào mặn lại kỹ, thêm gia vị nêm nếm cho vừa là ăn được. Mỗi ngày chỉ cần 5 con ăn với cơm, ăn trong 3 ngày thì sẽ giảm bệnh viêm khớp (thể Nhiệt - tý và Thấp - tý). Dùng trong 5 ngày liên tiếp sẽ chặn đứng được bệnh viêm khớp. Kết quả sau đó ông đại tá có điện thoại lại vui mừng vì đã thoát được bệnh viêm khớp bấy lâu nay hành hạ ông. Hiện nay ông vẫn đang công tác tại phòng cứu hộ cứu nạn của quân khu 9 – Cần Thơ, công việc vẫn phải đi lại hoạt động nhiều nhưng các khớp của ông vẩn ổn định.

3/ Dùng lá trầu và nước dừa: trong trường hợp viêm khớp thể Hàn tý thì dùng phương pháp này rất hiệu quả. Là trầu (7-9 lá) đem xắt nhuyễn rồi ngâm vào trái dừa 30 phút mỗi buổi sáng, sau đó uống phần nước trầu-dừa này. Trong vòng 7 đến 10 ngày sẽ có kết quả tốt.

4/ Điều trị cho những ca nặng hơn: căn cứ trên thăm khám trực tiếp và các kết quả xét nghiệm liên quan, chúng tôi sẽ xác định được bạn đang bị thể nào của viêm khớp, từ đó sẽ cân nhắc loại thuốc hay bài thuốc phù hợp với cơ địa của bạn. Trong trường hợp ở xa, các bạn có thể gọi điện thoại, email, facebook để được tư vấn cụ thể. (hoặc vào trang tamsugiadinh.vn để xem thêm, hoặc điện thoại qua tổng đài của báo TTĐS để biết thêm thông tin).

BOX: Người viêm khớp nên ăn uống như thế nào?
Khớp phải chịu áp lực đè nặng của cơ thể, khi bạn tăng cân cũng là lúc khớp bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy khẩu phần ăn kiêng của người béo phì cũng nên áp dụng cho người viêm khớp.
Với những người có nồng độ axit uric trong máu cao, khả năng sẽ chuyển thành bệnh gút, thì chế độ ăn kiêng có nghiêm ngặt hơn. Kiêng thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt ngỗng, da gà vịt, hải sản, kiêng rượu bia, chất kích thích.
Nên ăn nhiều rau xanh, những thực phẩm bổ sung vitamin B,D,K,Calci, các loại rau củ nhiều chất xơ. Nên ăn các loại dầu thực vật (một cách vừa phải) thay cho dầu mỡ động vật.
Những người bệnh viêm khớp khác (không phải gút hay béo phì) có thể ăn đa dạng thực phẩm như rau, củ, thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, trái cây có như vậy mới đủ chất, đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Về tập luyện thể thao, người viêm khớp (bất kể dạng nào) cũng nên hạn chế các động tác liên quan đến khớp, ví dụ như chạy bộ, tập tạ nặng, nhảy cao, những động tác co duỗi nhiều…sẽ làm nhanh mòn chất sụn ở khớp gối. Chỉ nên tập nhẹ nhàng, như là nâng niu, xoa bóp, khởi động cho khớp. Chờ khi khớp đã ổn định chúng ta mới tập lại bình thường hoặc những môn thể thao áp lực.
Rau củ quả sẽ góp phần tích cực trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp.

Viêm khớp nói chung là 1 bệnh rất phổ biến, mức độ nguy hiểm, tàn phá cơ thể không thua kém các bệnh nan y khác. Vì vậy khi đã phát hiện viêm khớp chúng ta cần xem xét điều trị sớm, tránh những tổn thương trên các thành phần cấu tạo của khớp sẽ rất khó phục hồi về sau.

Chúc mọi người luôn có cuộc sống tươi đẹp!


ĐÔNG Y THẢO DƯỢC VIỆT NAM 

Địa chỉ: 66/1Y, Mỹ Hòa 3, Tân Xuân, Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0918.533.477 - 0898986783
Email: dsducchau@gmail.com

Website: dongythaoduocvietnam.com

Fb: https://www.facebook.com/Dsducchau/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha