KHI BÉ BỊ SỐT CAO BẠN NÊN LÀM GÌ TRƯỚC KHI ĐẾN GẶP THẦY THUỐC?

Giai đoạn sơ sinh đến 2 tuổi bé rất hay bị bệnh, nhất là những bé sinh thiếu tháng, hoặc bé không được bú sữa mẹ. Cơ thể của bé giai đoạn này thật mong manh, dễ bị bệnh từ môi trường ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết, cần lắm sự chăm chút yêu thương của cả nhà.

Ngày đăng: 24-09-2017

914 lượt xem

KHI BÉ BỊ SỐT CAO BẠN NÊN LÀM GÌ TRƯỚC KHI ĐẾN GẶP THẦY THUỐC
Ds.Nguyễn Đức Châu, (0918533477, dsducchau@gmail.com)

Giai đoạn sơ sinh đến 2 tuổi bé rất hay bị bệnh, nhất là những bé sinh thiếu tháng, hoặc bé không được bú sữa mẹ. Cơ thể của bé giai đoạn này thật mong manh, dễ bị bệnh từ môi trường ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết, cần lắm sự chăm chút yêu thương của cả nhà.

Nếu được chăm sóc tốt, bé sẽ bụ bẫm, thông minh và dễ thương hơn cả thiên thần. Là cha là mẹ ai cũng mong con mình khỏe mạnh, nhưng không phải ai cũng biết cách lắng nghe và hiểu được các bé để chăm sóc cho tốt, nhất là lúc bé bị bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi nhà có em bé đang sốt.

Khi bé sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn 37,5 độ C. Nếu là sốt siêu vi thì bé có thể sốt nhẹ khoảng 38 độ C, nếu sốt do nhiễm trùng bé sẽ sốt cao hơn (mỗi gia đình nên có 1 cái nhiệt kế để theo dõi).

Cho dù là sốt nhẹ, cũng không nên giao bé cho người giữ trẻ rồi ba mẹ đi làm, vì bé có thể sốt cao bất kỳ lúc nào, bé có thể sốt co giật (làm kinh) nếu sốt trên 40 độ C.

Khi bé bị sốt co giật, thì ba mẹ (hoặc những người ở gần bé) cần phải giúp bé càng nhanh càng tốt để thoát ra tình trạng nguy hiểm này. Nếu không bé có thể tử vong sau đó, hoặc chí ít cũng bị hủy hoại rất nhiều tế bào não.

Mỗi phút co giật do sốt cao, não sẽ chết không phục hồi 1,7 tỷ tế bào, sau này bé sẽ kém thông minh, ảnh hưởng đến học hành và cuộc sống rất nhiều. Do vậy bạn nên đặc biệt lưu ý những bước sau đây để bảo vệ bé khi sốt cao, trước khi đến gặp thầy thuốc.

3 bước xử lý khi bé sốt co giật:

1. Chèn răng để bé không cắn lưỡi, có thể dùng ngón tay quấn vải (áo) của mình để chèn giữa hai hàm răng cho nhanh, tránh bé bị cắn lưỡi.

2. Cởi hết đồ bé và lau người bé bằng khăn nhúng nước ấm (pha 1 ít chanh), vắt và lau khăn ướt lên khắp người bé liên tục để thoát nhiệt.

3. Dùng thuốc hạ nhiệt (dạng thuốc đạn) để nhét hậu môn, vì lúc này răng bé đã nghiến chặt không thể cho uống được, sẽ bị sặc nước vào phổi. Thuốc nhét hậu môn sẽ cho hiệu quả nhanh chóng. Bạn nên trữ 1 ít thuốc này trong tủ lạnh nhà mình phòng khi bé bị sốt cao.

Khi làm được 3 bước này, khoảng 10 phút sau bé sẽ dịu dần và tỉnh lại, lúc đó hãy đưa bé đến gặp thầy thuốc. Tùy theo mức độ bệnh lý mà họ sẽ có xử lý phù hợp.

Theo đông y, khi bé bị giảm sức đề kháng, bé sẽ hay bị bệnh, một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng sức đề kháng cho bé đó là dùng cao địa long. Chỉ cần 1 viên cao địa long (10mg) mỗi ngày trong mùa bệnh sẽ giúp bé vượt qua đợt trị liệu nhanh chóng.

Chúc bạn luôn chăm sóc bé thật tốt.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều ngườiTrong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồiKhông có văn bản thay thế tự động nào.


ĐÔNG Y THẢO DƯỢC VIỆT NAM 

Địa chỉ: 66/1Y, Mỹ Hòa 3, Tân Xuân, Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0918.533.477 - 0898986783
Email: dsducchau@gmail.com

Website: dongythaoduocvietnam.com

Fb: https://www.facebook.com/Dsducchau/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha