Thuốc đông y chữa Đái Tháo Đường (Bệnh Tiểu đường) (55.000đ/ngày)

Bài thuốc đông y trị bệnh tiểu đường giúp giảm lượng thuốc tây nhưng vẫn đảm bảo mức đường huyết ổn định.

Thuốc đông y chữa Đái Tháo Đường (Bệnh Tiểu đường)  (55.000đ/ngày)

BÀI THUỐC ĐÔNG Y GIÚP BỆNH NHÂN

“CHUNG SỐNG HÒA BÌNH” VỚI TIỂU ĐƯỜNG

 

“Thưa quý chuyên gia y tế, tôi năm nay 60 tuổi, mắc bệnh tiểu đường từ 10 năm qua. Ngày nào cũng thuốc men, lúc đầu là một hai viên mỗi ngày, tôi đi khám tại bệnh viện và dùng thuốc BHYT được chừng 3 năm. Trong thời gian này,tôi thấy thuốc men thay đổi liên tục, tuần này thuốc này, tháng sau lại thuốc khác, tôi cũng không hiểu tại sao, và khi đo đường huyết tôi thấy có lúc không ổn định. Những năm gần đây thử đường huyết thấy tăng cao, bácsĩ cho tôi uống đến 12 viên mỗi ngày. Nếu cứ cái đà này chắc bệnh của tôi chưa giảm thì tôi đã bị suy gansuy thận do uống nhiều thuốc quá rồi.Tôi rất lo, tự nhiên lại mắc tùm lum bệnh tật. Xin hỏi chuyên gia bệnh của tôi có chữa khỏi được không?Tại sao tôi lại mắc chứng bệnh này, nếu kéo dài như vầy liệu tôi có bị cưa chân, tháo khớp như những bệnh nhân tiểu đường trong bệnh viện hay không?Vào các viện nhìn cảnh các bệnh nhân tiểu đường bị cưa chân tôi khiếp lắm. - Vũ Thị T., Hòa Thành, Tây Ninh.

 

Bệnh tiểu đường – Nỗi lo không của riêng ai

Thưa cô T., nỗi lo âu của cô cũng là nỗi niềm của nhiều bệnh nhân hiện nay, tình trạng bệnh tật tràn lan không kiểm soát đã gây rất nhiều tổn thất cho gia đình, bản thân và xã hội. Trong đó bệnh tiểu đường là nguyên nhân trung tâm cho nhiều bệnh khác như mù mắt, suy thận, suy tim, nhũn não,đột quỵ, mạch vành.Bệnh tiểu đường của Việt Nam được tổ chức y tế thế giới cảnh báo là tỷ lệ tăng vọt cao nhất thế giới trong 10 năm qua.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh xã hội, với nhiều người mắc phải hiện nay, bệnh tiến triển âm thầm không gây tác hại ngay, nhưng khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng (126mg/dl) trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hẹp mạch máu, thuyên tắc động mạch, loét bàn chân, mù mắt, gây suy gan, suy thận, suy tim, nhũn não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng sinh mạng. Biến chứng của bệnh tiểu đường trên toàn cơ thể, trong đó các cơ quan bị tác động mạnh nhất làtim, mắt, não, thận. Vì vậy,cần theo dõi điều trị bệnh tiểu đường ngay từ giai đoạn sớm, kiểm soát đưa lượng đường trong máu về mức ngưỡng an toàn. Nếu chúng ta giữ được mức đường huyết trong giới hạn an toàn, thì chúng ta có thể yên tâm “chung sống hòa bình” với nó mà không sợ để lại di chứng, biến chứng.

Trong trường hợp cô nhìn thấy các bệnh nhân nặng phải cưa chân tháo khớp ở các bệnh viện vì tiểu đường, là do điều kiện phát hiện bệnh quá trễ. Lượng đường máu cao trong một thời gian dài đã tàn phá cơ thể, đặc biệt là các vùng chân. Khi các bệnh nhân phát hiện lở loét họ thường tự điều trị trước bằng các thuốc tự mua, đến khi không thấy kết quả, lúc đó họ mới đến khám ở bệnh viện và được phát hiện bị tiểu đường giai đoạn muộn, công tác điều trị lúc này gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Vì vậy,chúng ta nên thường xuyên khám kiểm tra định kỳ mức đường huyết của mình, mỗi 6 tháng một lần. Những người có tiền sử đáitháo đường, hoặc có các yếu tố nguy cơ thì nên kiểm tra thường xuyên gần hơn nữa.

Đái tháo đường (ĐTĐ) ngày nay đã trở thành một căn bệnh xã hội, tại Mỹ với tỷ lệ chung cho cả hai giới là 8%, cá biệt có những chủng tộc da màu tỷ lệ ĐTĐ lên đến 20%, độ tuổi trung bình mắc bệnh là 35 (độ lệch là +5 tuổi). Tại các nước Châu Á sự gia tăng bệnh ĐTĐ đang làm đau đầu các nhà quản lý. Ấn độ với dân số khoảng1tỷ thì hiện đang có trên 200 triệu người mang bệnh ĐTĐ. Theo dự báo của WHO đến năm 2025 những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ ĐTĐ là Ấn độ, theo sau là Trung Quốc. Tại Việt Nam,bệnh tiểu đường đang tăng nhanh chóng mặt, với tỷ lệ tăng 211% trong 10 năm qua. Theo tổ chức y tế thế giới và Liên đoàn ĐTĐ thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới. Hiện có gần 5 triệu người Việt Nam mắc bệnh và đau lòng là có đến 60% trong số họ đã xuất hiện biến chứng, gây không ít khó khăn trong sinh hoạt cho bệnh nhân và điều trị của bác sĩ.

Chi phí cho bệnh ĐTĐ là một mối lo canh cánh cho bản thân, gia đình và xã hội, bởi gần như chi phí ngày một tăng cho đến khi người bệnh bước sang thế giới bên kia. Tại Mỹ hằng năm tiêu tốn cho căn bệnh này là 176 tỷ USD, dự đoán con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường, có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến lối sống thụ động của thành thị, chế độ ăn uống quá mức, ăn quá nhiều chất bột đường, khói thuốc và lượng cồn đưa vào hằng đêm đã nhanh chóng góp phần làm tăng cao tỷ lệ bệnh ĐTĐ hiện nay. Ngoài ra,những nguyên nhân cố hữu khác như tuổi tác và di truyền là hai nguyên nhân chúng ta không thể thay đổi.

Khi bị tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ lượng hooc môn (Insulin) kiểm soát đường, để cho lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến các biến chứng nguy hại sau đó. Các thuốc tây hiện tại chủ yếu tác động trên sự tăng tiết insulin từ tế bào bê-ta của tuyến tụy, nhưng về lâu dài sẽ gây hiện tượng kiệt tụy. Nếu sau đó vẫn không có đủ Insulin cho cơ thể, buộc phải đưa Insulin từ bên ngoài vào cơ thể bệnh nhân, thường rơi vào các giai đoạn nặng của ĐTĐ. Đa số các thuốc tây trị tiểu đường đều bị “lờn” thuốc theo thời gian, buộc phải tăng liều sau đó, tùy trường hợp, có khi chỉ sau vài năm đã phải tăng gấp đôi liều.

Bệnh tiểu đường không lây lan như các bệnh truyền nhiễm, nhưng gần như người bệnh phải “chung sống hòa bình” với bệnh lâu dài. Người bệnh lúc nào cũng phải nhớ đến thuốc, nghĩ đến bệnh, cảm giác tù túng vì bệnh tật bao vây, nhiều lúc căng thẳng quá, stress, làm phát sinh thêm nhiều bệnh khác. 

Bệnh tiểu đường đã có từ xa xưa, trong đông y gọi là chứng bệnh Tiêu Khát. Đã được nhiều danh y ngày xưa chữa khỏi chỉ với một số Dược liệu có sẵn. Chúng ta nên tham khảo và ứng dụng trong giới hạn điều kiện của mình. Sau đây là một bài thuốc trị bệnh tiểu đường mà chúng tôi đã thành công trên nhiều ca, giúp giảm lượng thuốc tây nhưng vẫn đảm bảo mức đường huyết ổn định. Bài thuốc gồm: Hoàng Kỳ, Cành Dâu, Bạch Thược, Đang Quy, Sinh Địa, Ngưu Tất, Sơn Dược, Phục Linh, Phòng phong, Quế Chi, Độc Hoạt, Cam Thảo Chích. Sau khi cân nhắc liều lượng cho từng người, tất cả cho vào siêu đất và sắc trên lửa than hồng với 3 chén nước trong 15 phút chắt ra uống, rồi thêm 4 chén nước sắc tiếp 20 phút chắt ra uống. Ngày dùng một thang. Sau thời gian khoảng một tháng thấy lượng đường máu giảm, nên giảm dần thuốc tây. Uống khoảng 2 - 3 tháng như vậy có thể giảm hẳn không dùng thuốc tây. 

 Với công thức này, về cơ bản, thuốc làm bình thường hóa các chức năng của các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến tụy, giúp hệ thống nội tiết trong cơ thể hoạt động bình thường trở lại, thuốc không tác động theo cách kích thích tuyến tụy, mà ngược lại làm bình thường hóa chức năng của tuyến tụy. Do đó khi người bệnh đã phục hồi bình thường trở lại, không cần dùng thuốc nữa mà khả năng tái phát cũng rất thấp.

Chữa dứt điểm bệnh ĐTĐ bằng thuốc đông y

Trường hợp của cô Nguyễn Thị B. làm nghề buôn bán tại chợ Hóc Môn. Cô B đến với chúng tôi trong tình trạng đường huyết 150mg/dl, đang uống thuốc tây hai lần/ngày. Trong người lúc nào cũng mệt mỏi, nóng bức, hay ra mồ hôi, bắt đầu thấy tê các đầu ngón tay, ngón chân. Vì công việc mưu sinh cô phải ngồi nhiều giờ liên trong ngày, nên đôi chân cũng cảm giác nặng nề khó chịu sau buổi làm việc. 

 Sau khi xem xét kỹ bệnh trạng và các xét nghiệm liên quan, chúng tôi áp dụng phối hợp công thức thuốc nam trên đây trong một tháng.Giờ uống thuốc cách xa thuốc tây khoảng một tiếng. Kết quả đường huyết của cô giảm thêm ngoạn mục sau 4 tuần, đo lại thấy còn 130 - 132mg/dl, chúng tôi quyết định giảm thuốc tây xuống chỉ còn sử dụng một loại là Metformin mỗi ngày. Tiếp tục sử dụng công thức thuốc nam trên thêm 2 tháng nữa, mức đường huyết được đo kiểm tra mỗi tuần bằng máy cá nhân, không thấy đường huyết tăng thêm và có chiều hướng giảm thêm xuống còn 119-122mg/dl. Các triệu chứng tê các đầu ngón chân đầu ngón tay cũng biến mất. Cô B có thể yên tâm ngưng thuốc tây của tiểu đường, và uống thêm thuốc nam vài ba tháng nữa rồi có thể ngưng luôn. Vẫn theo dõi đường huyết đều đặn mỗi tháng và không thấy tăng đường trở lại. 

Chúng tôi vẫn khuyên cô nên giữ chế độ ăn uống tiết chế, tập thể dục thường xuyên giữa giờ, tránh ngồi lâu. Hiện nay đã hơn 2 năm, khi gặp lại cô rất vui vì không phải uống thêm thuốc tiểu đường nữa, giảm bớt một gánh nặng canh cánh bên lòng cho cô.

 Bên cạnh việc điều trị, người bệnh ĐTĐ được khuyên nên có chế độ sống và ăn uống thích hợp. Bữa ănsáng nhẹ giúp tăng chuyển hóa, tăng sử dụng chất đường (Glucose) trong máu, làm giảm lượng đường trong ngày. Một tách cà phê sáng cũng làm giảm tiểu đường, nhờ làm tăng chuyển hóa cơ thể.Các thực phẩm ngũ cốc và các loại hạt nguyên thô tốt cho người tiểu đường, như gạo lứt, gạo còn nguyên bao cám bên ngoài, hạt ngò rất tốt cho người tiểu đường, củ nghệ cũng có nhiều nghiên cứu tốt cho tiểu đường. Ở các nước cũng có những loại hạt tốt cho tiểu đường như hạt Chia ở Trung Mỹ, hạt Methi ở Ấn độ, hạt Quinoa của đế chế Inca…, Không nên ăn nhiếu chất bột đường hằng ngày, các loại thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, khoai tây được cho là có hại cho người bệnh ĐTĐ.

 …Cuộc sống ăn uống tiết chế, lao động kham khổ ngoài thiên nhiên được cho là rất tốt với người bệnh tiểu đường.

Một số trường hợp dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch (STM), suy van tĩnh mạch. Là do sự suy và giãn của toàn bộ hệ tĩnh mạch và van một chiều, trong đó khu vực phía dưới chân chịu áp lực nhiều sẽ gây sưng phù, tím tái và gây lở loét do không lưu thông máu. Bệnh ĐTĐ lâu ngày thì gây hẹp và tắc mạch máu. Một người có thể có cả hai loại bệnh này, cần hiểu rõ để phân biệt điều trị. Mọi nguyên nhân gây ách tắc mạch máu đều dẫn đến những biến chứng tệ hại trên nhiều cơ quan của cơ thể.


ĐÔNG Y THẢO DƯỢC VIỆT NAM 

Địa chỉ66/1Y, Mỹ Hòa 3, Tân Xuân, Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0918.533.477 - 0898986783
Emaildsducchau@gmail.com

Websitedongythaoduocvietnam.com

Fb: https://www.facebook.com/Dsducchau/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha