TRÀ ĐINH LĂNG 500gr - Thân lá khô

Đinh lăng giúp tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxi hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

TRÀ ĐINH LĂNG 500gr - Thân lá khô

  • Mã SP:ĐILA500
  • Giá bán:90,000 vnđ Đặt mua

GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐINH LĂNG


 

Đinh lănghay cây gỏi cánam dương sâm (Polyscias fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosum, Panax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng(Polyscias) của Họ Cuồng Cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Cây nhỏ, cao từ 1-2 mét. Lá kép lông chim 2-3 lần, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăngmàu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc.

Theo nghiên cứu của GS Ngô Ứng Long và cộng sự thuộc học viện Quân y, cây đinh lăngcùng họ với nhân sâm.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY ĐINH LĂNG

8 loại saponin oleanane đã được phân lập từ cây đinh lăng.

Trong rễ đinh lăngcó chứa nhiều saponin giống như sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid amin không thể thay thế được như lyzin, cystein, methionin.

Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc.

Đinh lănglà loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh lăngcó từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá.

DƯỢC TÍNH CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăngcó vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăngbao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc. 

TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM cũng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của cây đinh lăngtrong suốt 7 năm (2000-2007). Nghiên cứu của tiến sĩ Hương đã chỉ ra đinh lăngcó các tác dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxi hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

Lá có thể nghiền nhỏ và đặt trên vết thương để ngăn chặn sưng và viêm. Rễ có thể được đun sôi và uống để kích thích đi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm đau khớp và hít phải để kích thích đổ mồ hôi.

Dịch chiết cồn của câyđinh lăngcó tác dụng chống hen, chống histamin và ức chế tế bào mast giúp nó hữu ích trong việc điều trị hen suyễn.

Rê cây đinh lăngcó tác dụng tăng đáng kể chức năng bộ nhớ cũng như thời gian sống sótcủa chuột già.

Theo ông Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong rễ đinh lăngcó chứa nhiều saponin, có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăngvới liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Các nhà khoa học, dược lý học và dược liệu đã nghiên cứu các tác dụng của cây Đinh Lăngcó khả năng làm tăng sức khỏe, sức dẻo dai của cơ thể. Và rất nhiều tác dụng:

  1. Nước rễ cây đinh lăngcó tác dụng làm tăng sức khỏe, déo dai của cơ thể người dựa vào thì nghiệm cấp tính tương đồng như cây nhân sâm.
  2. Với số lượng 0.1 ml cao lỏng cây Đinh Lăngcho 20 gam thể trọng sống làm giảm sức hoạt động của chuột nhắt.
  3. Cây Đinh Lăngcó tác dụng trực tiếp lên cơ tim ếch  làm cô lập ( phương pháp Straub) với liêu lượng nhất định để làm giảm thiểu trương lực cơ tim. Làm tim co bóp yếu đi, thưa và dẫn đến tim ngừng đập.
  4. 0.2 đến 1% dung dịch nước rễ Đinh Lănggây co mạch cô lập tai thỏ theo cách của Kravkov
  5. Với dung dịch Đinh lăngliều 0.5ml và với 100% đến 200%. Trên 1kg thể trọng tĩnh mạch vành tai, giúp tăng cường hô hấp về cả về biên độ và tần số làm cho huyết áp giảm xuống tạm thời.
  6. Tại chỗ trên tử cung, với dung lượng 1 ml chất cao đinh lăng100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai giúp cho chúng tăng co bóp nhẹ tử cung.
  7. Tăng gấp trên 5 lần đường tiết liệu so với bình thường khi sử dụng đinh lăngvới liều uống 2ml dung lượng dung dịch 100% cho 100g thể trọng. Đã được áp dụng trên thì nghiệm chuột bạch.
  8. Liều độc: Đinh lăng khá là an toàn, so với nhân sâm thì Đinh Lưng ít độc hơn. Đã có nhiều thí nghiệm về độ độc của cây thì chủ yếu gây ra các thương tật trên nội tạng ở gan, tim , não, thận rồi cuối cùng chết. Liều độc tiêm phúc mạc DL50 của nhân sâm là 16,5g/ kg tuy nhiên lộc tiêm phúc mạc DL50 của đinh lăng là 32,9g/kg, của ngũ gia bì (Eleutherococcus) là 14.5g/kg. Điều đó chứng tỏ độ độc tố của cây Đinh Lăng rất ít, có nhiều thí nghiệm đối với chuột với 50g/kg tuy nhiên chuột vẫn bình thường. 

Độc tính được diễn ra xung quanh tại gan, phổi, dạ dầy, tim, ruột. Gây rối loạn dinh dưỡng đối với thận, gan, tim. Trước lúc chết có biểu hiện ỉa chảy, mệt mỏi, sụt cân, kém ăn.

  1. Làm tăng sức đề kháng của chuột thí nghiệm đối với các tia xạ tầng cao, và siêu cao tần. Có tác dụng làm tăng tuổi thọ hơn so với ngũ gia bì Eleutherococcus, ba kích , đương. Đay là các chất bổ sung chung, tuy nhiên còn có thể do sự diều chỉnh của cơ chế điều nhiệt của Đinh Lăng.
  2. Xavaev và Ngô Ứng Long đã cho biết cây có tác dụng rất tốt đối với các nhà phi hành gia, áp dụng tốt trong khi tập luyện tư thế đầu dốc người và tĩnh. Đối với con người, bột rễ Đinh Lăng làm tăng khản ăng vận động, thể dục thể thao.

 






 


ĐÔNG Y THẢO DƯỢC VIỆT NAM 

Địa chỉ66/1Y, Mỹ Hòa 3, Tân Xuân, Hóc Môn , TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0918.533.477 - 0898986783
Emaildsducchau@gmail.com

Websitedongythaoduocvietnam.com

Fb: https://www.facebook.com/Dsducchau/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha